Cách phân biệt Chùa, đình, đền, miếu, nghè, điện, phủ, quán, am

Mỗi chùa thờ Phật, Bồ tát, Tổ sư có ý nghĩa riêng, có tính đặc thù của từng chùa; nhất là những chùa lớn, chùa xưa hằng 100 năm trở lên, chùa của các môn phái thờ phượng đều có khác, theo biệt truyền của từng môn phái; làm Phật tử ta không nên chê khen đánh giá việc thờ phượng, tôn trí Phật.

 

Việc thờ phượng ở Chùa, Thiền viện, Tu viện, Tịnh xá, Thiền tự, Tịnh thất, Thiền thất, Niệm Phật đường:

Mỗi chùa thờ Phật, Bồ tát, Tổ sư có ý nghĩa riêng, có tính đặc thù của từng chùa; nhất là những chùa lớn, chùa xưa hằng 100 năm trở lên,

chùa của các môn  phái phương pháp thờ phượng đều có khác, theo biệt truyền của từng môn phái; làm Phật tử ta không nên chê khen đánh giá việc thờ phượng, tôn trí Phật. Có những chùa cúng kiến có thật đông Tăng Ni, Phật tử đến tham dự; có chùa chỉ có vài trăm Tăng Ni, Phật tử tham dự; chùa ở nông thôn, rừng núi ít Tăng Ni, Phật tử vãng lai.

Nay nói về cách thờ phượng của từng chùa:

Chùa Bắc tông thờ Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Âm, Bồ tát Đại Thế Chí, Hộ pháp, Tiêu diện đại sĩ, Tổ sư Bồ đề Đạt Ma, Tổ khai sơn và các đời Trụ trì, Bồ tát Chuẩn Đề, Giám trai sứ giả. Chùa miền Nam có niên đại lâu nhất chỉ là 310 năm.

Riêng chùa miền Bắc (không có Thiền viện, Tu viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Thiền thất) thờ Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Âm, Bồ tát Đại Thế Chí, Hộ pháp, Tiêu diện đại sĩ, Tổ sư Bồ đề Đạt Ma, Tổ khai sơn và các đời Trụ trì, Bồ tát Chuẩn Đề, thờ các vị Thần theo tín ngưỡng dân gian địa phương, có nhiều tủ thờ xưa, liễn đối xưa sơn son thếp vàng, đấy là hình ảnh văn hóa Phật giáo, cũng là văn hóa của địa phương, đậm đà bản sắc dân tộc. Về thời gian, có chùa trên cả 1.000 năm, ít nhất là 100 năm.

Chùa Nam tông thờ Phật Thích Ca, Tổ sư khai sơn, chư Tăng viên tịch.

Thiền viện, Thiền tự, Thiền thất thờ Phật Bổn sư Thích ca cầm hoa sen, Tổ sư Bồ đề Đạt Ma, chư Tăng viên tịch. Trong Thiền viện có tòng lâm thắng cảnh, huê viên cổ thụ, huê kiểng xum xuê, tạo thành cảnh trí thiền lự cho Tăng Ni, Phật tử tao nhân mặc khách viếng nơi thiền tư giải thoát.

Tu viện thờ Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Âm, Bồ tát Đại Thế Chí, chư vị Tổ sư, Tổ khai sơn và các đời Trụ trì. Trong Tu viện có tòng lâm thắng cảnh, nhiều pháp tháp thờ Phật, Bồ tát, có huê viên cổ thụ, huê kiểng xum xuê, tạo thành cảnh trí thanh tịnh cho Tăng Ni, Phật tử, tao nhân mặc khách viếng nơi tôn nghiêm giải thoát.

Tịnh xá (xưa thời Phật sanh tiền gọi Tinh xá, hiện nay bên Đạo Phật Khất sĩ gọi Tịnh xá) thờ Phật Thích Ca, Tổ sư Minh Đăng Quang, các đời Trụ trì, chư Tăng viên tịch.

Tịnh thất thờ Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Âm, Bồ tát Đại Thế Chí.

Niệm Phật Đường thờ Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Âm, Bồ tát Đại Thế Chí.

Cách phân biệt Chùa và Phủ

Già lam: Tại Việt Nam ngoài từ Chùa thuần Việt thì còn có từ gốc Hán khác như “Già lam” cũng thông dụng không kém để chỉ ngôi chùa trong tiếng Việt. Già lam cũng là tên gọi của ngôi chùa, Già lam là tên gọi tắt của Tăng già lam ma. Tăng già là một nhóm tăng nhân đi Hoằng pháp, thường từ bốn người trở lên. Tăng già lam ma: là nơi ở của chư tăng để tu hành.

Văn hóa dâng hương: Việc dâng hương bắt nguồn từ khoảng năm 3700 trước công nguyên (cách đây khoảng 5700 năm) từ nước Ấn Độ. Đến năm 618 vào đời nhà Tần mới có một vị Tăng đem hương trầm qua Trung Quốc, từ đó hình thức dâng hương được phát triển mạnh mẽ và hưng thịnh nhất vào đời nhà Minh, sau đó được phổ biến đến khắp các nước láng giềng. Có thể nói hình thức dâng phổ biến nhất ở Nhật Bổn, tại đây họ lại chế thêm nhiều cách dâng hương; sản phẩm quen thuộc nhất là nén trầm hình tròn đầu nhọn vào thế kỷ 17, ngày nay vẫn còn dùng. Nhiều tài liệu cho thấy việc dâng hương đã có từ thời sơ khai. Trong các đền thờ của vua chúa Ai Cập có rất nhiều những hình vẻ hoặc hình chạm trên tường mô tả nghi thức này.

Ngày nay, việc đốt nhang đã trở thành một tập quán trong các ngày lễ hội như Rằm tháng bảy, lễ Vu Lan, Vía Quán Thế Âm, ngày Tết hái lộc đầu năm, Phật đản, và những ngày quan trọng trong gia đình như cúng giỗ, đám tang, đám cưới, ăn tân gia… dùng để cúng những vị như Phật Bà Quán Âm, Ông Bà, Phúc Lộc Thọ, Thổ Địa, Táo Quân, Thần Tài.