Thánh Tăng Sìvali

Ngài Đại Đức có tên gọi "Sīvali" nghĩa là: dập tắt mọi nóng nảy, lo sợ của những người thân yêu, đem lại sự mát mẻ, an vui cho mọi chúng sanh.

Sơ lược tiểu sử Ngài Đại Đức Sīvali

 

Ngài Đại Đức có tên gọi "Sīvali" nghĩa là: dập tắt mọi nóng nảy, lo sợ của những người thân yêu, đem lại sự mát mẻ, an vui cho mọi chúng sanh.

Ngài Đại Đức Sīvali là con của bà công chúa Suppavasa thường được mọi người đem lễ vật đến dâng nhiều vô số kể. Để thử biết quả phước thiện của bà công chúa Suppavasa,

người ta đem hạt giống đến nhờ bà đụng tay vào. Những hạt giống đó đem về gieo trồng thì kết quả thu hoạch thật là phi thường: gấp trăm ngàn vạn lần! Khi thu hoạch xong, đem đổ vào kho, rồi mời bà công chúa Suppavasa đụng tay vào cửa kho, thì lúa dù được đổ vào ít, nhưng vẫn tràn đầy kho ngay.

Khi lấy lúa ra khỏi kho, nếu được công chúa Suppavasa đụng tay vào kho, thì dù lúa lấy ra bao nhiêu đi nữa, kho lúa vẫn không hề giảm bớt. Khi nấu cơm để phân phát cho mọi người, nếu được bà công chúa Suppavasa đụng tay vào vành nồi cơm thì cơm xới ra phân phát cho bao nhiêu người, cũng vẫn đủ, cơm vẫn không vơi trong nồi, cho đến khi bà công chúa Suppavasa bỏ tay ra khỏi vành nồi cơm.

Mọi người nhìn thấy quả phước thiện phi thường của bà công chúa Suppavasa trong thời gian bà mang thai Ngài Đại Đức Sīvali. Sự thực bà công chúa Suppavasa chỉ là người chịu ảnh hưởng quả phước thiện của thai nhi: Ngài Đại Đức Sīvali đang nằm trong bụng mẹ.

Bà công chúa Suppavasa mang thai tròn đủ bảy năm vẫn bình an, nhưng bước sang bảy ngày kế tiếp, thì bà phải chịu đựng một sự đau khổ đến cùng cực từ thai nhi. Vốn là người cận sự nữ, có đức tin trong sạch nơi tam bảo, bà công chúa Suppavasa muốn được chiêm bái Đức Phật trước khi chết. Với mong muốn thiết tha đó, bà bày tỏ với hoàng tử Mahāli:

- Thưa phu quân, xin hãy vì thiếp và đứa con trong bụng thiếp, mà đi thỉnh Đức Phật cùng Chư Đại Đức Tăng về đây cho thiếp được chiêm bái và cúng dường.

- Đang nóng lòng vì thời gian mang thai của ái thiếp quá lâu, cùng với những hiện tượng phi thường mà mọi người đều thấy nơi bà công chúa Suppavasa, nghe lời thỉnh cầu của ái thiếp, hoàng tử Mahali liền đến bạch với Đức Phật theo nguyện vọng của phu nhân.

Bằng nhãn thông, Đức Thế Tôn thấy rõ quả báo ác nghiệp của thai nhi và người mẹ đã mãn. Ngài truyền dạy lời chúc lành đến bà công chúa Suppavasa và thai nhi rằng:

Công chúa Suppavasa xứ Koliya.
Được sự khỏe mạnh và an lành hạ sanh đứa con khỏe mạnh".

Khi Đức Thế Tôn chúc lành xong, tại cung điện, công chúa Suppavasa hạ sanh đứa con trai dễ dàng như nước từ trong bình đỗ ra, trước khi hoàng tử Mahāli trở về. Bà công chúa Suppavasa nhìn thấy đứa con trai mặt mày khôi ngô tuấn tú, quả phước thiện tròn đủ, thì vô cùng vui mừng sung sướng.

Sự ra đời của hài nhi làm cho hoàng tộc cũng như dân chúng thành Koliya dập tắt được mọi sự nóng lòng lo sợ cho công chúa Suppavasa và công tử, đem lại sự mát mẻ an vui cho tất cả mọi người, nên đạt tên là Sīvali" (Mát mẻ, an vui).